Minh Hải kính chào quý khách hàng! Có phải bạn đang quan tâm đến biển báo công trình phục vụ các công trình xây dựng hạ tầng, giao thông? Công ty CPĐT XD & CN Minh Hải là một trong những đơn vị có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, phân phối sản phẩm biển báo công trình, nắp hố ga, song chắn rác, tấm sàn grating…
Với chất lượng đảm bảo, giá cả cạnh tranh nhất, sản xuất theo yêu cầu của khách hàng với đầy đủ các mẫu mã, tiến độ giao hàng đảm bảo, giao hàng đến tận chân công trình với chế độ bảo hành đến tận 24 tháng đổi mới 100% không phát sinh thêm chi phí. Quý khách vui lòng liên hệ SĐT: 0395964009 – Mrs Linh (NVKD) để được tư vấn chi tiết hơn!
Nội dung bài viết
1. BIỂN BÁO CÔNG TRÌNH LÀ GÌ?
Biển báo công trình là một trong những bộ phận có vai trò vô cùng quan trọng ở các công trình đang thi công. Đặt biển báo ở ngoài công trường nhằm giúp cho những người đi đường nhận diện được có công trình đang xây dựng từ xa để chủ động điều khiển tốc độ và hướng di chuyển.
Ngoài ra, biển báo công trình còn có các loại biển báo đặt bên trong công trường với mục đích góp phần đảm bảo an toàn cho người lao động. Việc thiết kế, lắp đặt các loại biển báo công trình này cần phải tuân thủ đúng theo những quy định về biển báo công trường đang thi công.
2. QUY ĐỊNH VỀ LẮP ĐẶT BIỂN BÁO CÔNG TRÌNH BÊN NGOÀI CÔNG TRƯỜNG:
Biển báo công trình xây dựng đặt phía bên ngoài công trường cần phải tuân thủ những quy định sau đây:
- Phải đặt biển I.441 (a, b, c) “Báo hiệu phía trước có công trường thi công” ở đầu các công trình sửa chữa, nâng cấp để báo hiệu cho người đi đường.
- Đặt biển I.441 (a, b, c) cách 500m, 100m, 50m ở cả hai đầu đoạn thi công và đặt trước biển I.440 “Đoạn đường thi công”.
- Phải đặt kèm theo biển W.227 “Biển báo công trường”. Có thể xem xét để đặt thêm biển: P.127 “Tốc độ tối đa cho phép” ở đầu đoạn đường, biển mũi tên chỉ hướng di chuyển, biển cảnh báo đi chậm, P.134 “Hết hạn chế tốc độ tối đa” ở điểm kết thúc đoạn đường thi công.
3. QUY ĐỊNH VỀ LẮP ĐẶT BIỂN BÁO CÔNG TRÌNH BÊN TRONG CÔNG TRƯỜNG:
Biển báo công trình bên trong công trường có rất nhiều loại để đáp ứng được tối đa mức độ cảnh báo cho từng công trình. Quy định về biển báo công trường đang thi công đặt ở phía trong công trình như sau:
3.1 – Nhóm biển cấm
– Biển cấm vào: Đặt ở đầu phạm vi cấm tất cả người và phương tiện vào trong, trừ những người có nhiệm vụ.
– Biển cấm người vào: Cấm người vào trong nơi đặt biển nhưng không cấm phương tiện, máy móc.
– Biển cấm phương tiện, thiết bị đi vào: Đặt ở những nơi có nền đất yếu, dễ sụt lở,…cấm các phương tiện, thiết bị đi vào nhưng không cấm người.
– Biển cấm hút thuốc: Đặt ở nơi có các chất dễ cháy nổ, máy điều hòa, phòng kín.
– Biển cấm lửa: Đặt ở nơi có chứa nhiều nguyên liệu dễ cháy.
– Biển cấm điện thoại: Đặt ở nơi chứa xăng, dầu hoặc thiết bị thông tin liên lạc của công trình.
3.2 – Nhóm biển báo nguy hiểm
– Biển báo nguy hiểm chung: Đặt ở bất cứ đâu có nguy cơ xảy ra nguy hiểm để mọi người đề phòng, cảnh giác.
– Biển nguy hiểm cháy nổ: Đặt ở những nơi có nguy cơ xảy ra cháy nổ.
– Biển nguy hiểm điện giật: Đặt ở nơi có nguy cơ bị rò điện, dễ gây giật điện.
– Biển nguy hiểm khi làm việc với máy móc: Đặt ở những nơi có sử dụng máy móc, thiết bị nói chung.
– Biển nguy hiểm về vị trí cẩu: Đặt ở nơi đang cẩu đồ vật, cảnh báo đồ có thể bị rơi rớt.
– Biển nguy hiểm trượt ngã: Đặt ở cầu thang hoặc nơi trơn trượt, dễ té ngã.
3.3 – Nhóm biển báo bắt buộc
– Biển báo công trình bắt buộc đội mũ bảo hộ: Đặt ở đầu công trường, bất cứ ai đi vào bên trong cũng phải đội mũ bảo hộ.
– Biển báo công trình xây dựng bắt buộc mặc quần áo bảo hộ: Đặt ở đầu công trường, yêu cầu tất cả công nhân vào bên trong phải mặc quần áo bảo hộ, trừ nhân viên hành chính, dịch vụ.
– Biển báo bắt buộc đeo dây an toàn: Đặt ở những nơi làm việc trên cao, công nhân làm việc phải đeo dây an toàn.
3.4 – Nhóm biển nhắc nhở, chỉ dẫn
– Biển nhắc nhở an toàn: Đặt ở nhiều vị trí trên công trường, có thể là cổng vào và bất cứ đâu.
– Biển nhắc nhở nguy cơ cháy nổ: Đặt ở nơi có thể xảy ra cháy nổ.
Trên đây là những quy định về biển báo công trường đang thi công mà Sài Gòn ATN muốn chia sẻ với các bạn. Hi vọng rằng sau khi tham khảo bài viết, bạn đã biết lắp đặt biển công trường có cần tuân thủ theo quy tắc nào hay không. Từ đó, chú ý thực hiện chính xác.
4. QUY CÁCH LÀM BIỂN BÁO CÔNG TRÌNH:
Thông thường, các vật liệu dùng làm biển báo công trình được sản xuất bằng tole mạ kẽm, nhôm, composite. Các biển báo giao thông phải được làm theo quy cách như sau: Mặt biển giao thông được làm bằng hợp kim giữa thép và sắt đặc biệt có lớp sơn chống gỉ hai mặt
Mặt biển báo công trình có chứa các ký hiệu hình ảnh hướng dẫn giao thông được dán màng phản quang chất lượng cao theo tiêu chuẩn TCVN 7887 : 2008. Tiêu chuẩn này cho độ phản quang tốt. Người tham gia giao thông có thể nhìn rõ biển bất kể ngày hay đêm. Ngoài ra nó còn chịu được nhiệt nắng mưa trong thời gian rất dài. Độ bền cao
Ngoài ra nếu khả năng tài chính cho pháo bạn sử dụng biển báo công trình xây dựng được dán phản quang đạt tiêu chuẩn của Mỹ như các mã 3M610, 3M3400, 3M3900… Các loại biển báo này có ưu điểm vượt trội về chất lượng. Độ sắc nét và độ bền, tuổi thọ sản phẩm cao không bị bong tróc. Phai màu vì điều kiện thời tiết đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.
5. BÁO GIÁ BIỂN BÁO CÔNG TRÌNH – GIAO THÔNG MINH HẢI:
- Tải báo giá biển báo công trình mới nhất 2022 tại: Báo Giá
Quý khách có nhu cầu mua biển báo công trình xây dựng hoặc đăng ký làm Đại lý xin vui lòng liên hệ:
Mrs Linh: 0395964009 Hoặc Hotline: 0974.236.786
Công ty CP Đầu tư Xây dựng & Công Nghệ Minh Hải
Trụ sở tại HN: Số 9 – Ngõ 2/107 đường Nguyễn Văn Cừ – P.Bồ Đề – Q.Long Biên – TP. Hà Nội
Chi nhánh Hồ Chí Minh: Số 246 đường 14 – P. Phước Long A – TP. Thủ Đức – Hồ Chí Minh
Nhà máy 1: Xuân Hòa – Phúc Yên – Vĩnh Phúc
Nhà máy 2: Cụm công nghiệp vừa và nhỏ, phường Gia Sàng, TP Thái Nguyên